5 yếu tố người mua xe hơi mới hay nhầm lẫn

Rất nhiều người cho rằng mã lực là đơn vị đại diện cho tốc độ và khả năng tăng tốc của xe ô tô. Tuy vậy, sự thật thì mã lực không

Có nhiều thông số mà các nhà sản xuất ô tô đưa ra chỉ mang tính tương đối nhưng người mua xe lại tin nó là tuyệt đối.
1.Thời gian tăng tốc


Thời gian tăng tốc của xe ô tô không phải là con số tuyệt đối
Rất nhiều người cho rằng thời gian xe đạt tốc độ từ 0 đến 100 km/h càng ngắn thì chứng tỏ xe càng mạnh. Tuy vậy, điều này không hoàn toàn đúng. Các chuyên gia đánh giá xe cũng đã thừa nhận điều này trên website zeroto60times.com. Họ cho rằng, thời gian tăng tốc từ 0 lên 100 km/giờ hoặc 200km/giờ không phải là con số khoa học chính xác.

Theo trang Autoblog, mặc dù cùng một chiếc xe nhưng qua nhiều lần thử nghiệm thì lại có những kết quả khác nhau. Thời gian tăng tốc của xe bị chi phối bởi nhiều yếu tố như khả năng bám đường của lốp, áp suất lốp, độ mòn của lốp, nhiệt độ không khí, độ ma sát mặt đường… và cuối cùng mới đến hiệu suất động cơ và tính khí động học. Chính vì vậy, không có con số chính xác về thời gian tăng tốc của xe.

2. Hệ thống kiểm soát lực kéo và ổn định điện tử giết chết cảm hứng lái xe

Một số người quan niệm rằng những hệ thống hỗ trợ người lái như kiểm soát lực kéo TCS và hệ thống ổn định điện tử EPS sẽ phá hủy cảm giác cầm lái. Tuy vậy, quan niệm này là không chính xác vì thực chất TCS phối hợp cùng EPS giúp cho xe chạy ổn định khi gặp đường trơn hay vào những khúc cua, tạo điều kiện cho bạn yên tâm tận hưởng cảm giác cầm vô lăng.

Bạn sẽ không thể yên tâm tận hưởng cảm giác lái nếu như chiếc xe của mình không được trang bị các hệ thống hỗ trợ an toàn. Do đó, hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) và TCS, EPS là những công nghệ rất cần cho xe của bạn.

3. Nạp khí cưỡng bức luôn luôn tốt hơn

Mặc dù đúng là nạp khí cưỡng bức, turbo- tăng áp sẽ giúp động cơ mạnh mẽ hơn nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc nó luôn tốt. Thời gian qua, các nhà sản xuất ô tô sử dụng nạp khí cưỡng bức để tăng mã lực và tiết kiệm nhiên liệu hơn. Tuy vậy, đa phần các xe hiệu suất cao lại không chọn thiết bị nạp khí cưỡng bức vì turbo tăng áp luôn có hiện tượng trễ, không đảm bảo đáp ứng yêu cầu tăng tốc ngay lập tức khi xe qua những khúc cua trên đường đua. Đặc biệt, thiết bị này sẽ khiến trọng lượng phía trước của xe bị tăng lên. Đây là điều mà không một tay đua nào mong muốn. Bên cạnh đó, siêu tăng áp cũng khiến cho tác dụng tăng mã lực không còn khi động cơ xe đã đạt đến một tốc độ và nhiệt độ nhất định.

4. Mã lực rất quan trọng

Mã lực không phải là thông số quan trọng nhất thể hiện sức mạnh của xe.

Rất nhiều người cho rằng mã lực là đơn vị đại diện cho tốc độ và khả năng tăng tốc của xe ô tô. Tuy vậy, sự thật thì mã lực không phải là tất cả mà tỉ số mã lực/ trọng lượng mới thực sự ý nghĩa. Ví dụ: chiếc hàng không mẫu hạm Nimitz Class sở hữu 260.000 mã lực nhưng với có trọng lượng đến 97.000 tấn nên khả năng tăng tốc và tốc độ tối đa của nó không được đánh giá cao. Trong khi đó, chiếc Concept 2&4 của Honda mới ra mắt sở hữu sức mạnh 212 mã lực và trọng lượng 405 kg lại có tỷ số công suất/mã lực tương đương với “ông hoàng tốc độ” Bugatti Veyron. Bên cạnh đó, công suất và mô-men xoắn của động cơ cũng có vai trò nhất định của nó. Không phải xe cứ có công suất cao đã là tốt và phù hợp với bạn.

5. Xe đời đầu tốt hơn

Nhiều người vẫn cho rằng các sản phẩm công nghệ đời đầu là tốt nhất. Do đó, họ quan niệm rằng các mẫu xe ô tô mới sản xuất trong giai đoạn gần đây được hỗ trợ điện, công nghệ tiết kiệm nhiên liệu, trang bị hộp số tự động…thì không chất lượng bằng xe đời cũ. Tuy vậy, vô số các tiến bộ kỹ thuật trong thời gian gần đây đã khiến cho những chiếc xe không chỉ an toàn hơn, hiệu quả hơn mà còn bền hơn và mang lại cho người dùng cảm giác lái thú vị hơn.

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *